Blog

BI là gì? 06 điểm quan trọng về BI

Thuật ngữ  BI (Business Intelligence) được sử dụng lần đầu vào năm 1989 bởi hãng tư vấn Gartner và đã trở nên rất thông dụng kể từ đó. BI hay được đọc nhại trong tiếng việt thành “Bi ai”. Vậy BI là gì, có buồn và sầu như “bi ai” không? Hãy cùng Shopee điểm qua 06 thông tin quan trọng nhất về BI nhé!

  1. BI là gì?

BI (Business Intelligence) được hiểu là giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh, là một hệ thống báo cáo cho phép tổ chức / doanh nghiệp khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau về khách hàng, thị trường, nhà cung cấp, đối tác, nhân sự… và phân tích / sử dụng các dữ liệu đó thành các nguồn thông tin có ý nghĩa nhằm hỗ trợ ra quyết định.

Một cách ngắn gọn, bạn có thể hiểu BI một cách đơn giản:

▪️ BI là công cụ biến dữ liệu thô thành những kết quả có nghĩa, dùng được và hỗ trợ ra quyết định.

▪️ BI là các ứng dụng dùng công nghệ để doanh nghiệp hành động dựa trên những kết quả phân tích bài bản.

▪️ BI hỗ trợ tạo ra quy trình quản lý doanh nghiệp thông minh

▪️ BI là một tiến bộ công nghệ chưa bao giờ ngừng phát triển và lan rộng trong thế giới kinh doanh.

BI la gi shopee

Business Intelligence (BI) là gì?

Cấu trúc một bộ giải pháp BI đầy đủ thường gồm:

  • Kho dữ liệu tổng hợp (Data Warehouse)
  • Các bộ báo cáo, bộ chỉ tiêu quản lý hiệu năng (Key Perfomance Indicators – KPI)
  • Các dự báo và phân tích giả lập (Balance Scorecards, Simulation and Forecasting…)

Nói một cách khác hơn, BI sẽ mang lại insight cho bạn dựa trên những số liệu đã có để trở thành một nền tảng vững chắc cho các quyết định sắp xảy ra, chính vì thế BI lại là công cụ vẽ ra một bức tranh tổng thể hơn là gợi ý cho bạn đến những trend trong tương lai.

Hệ thống báo cáo quản trị thông minh (BI) tự động chuyển dữ liệu thành các dạng dashboards (bảng báo cáo), hình ảnh visual,…cho phép người dùng xem và hiểu dữ liệu một cách dễ dàng hơn.

2. BI dành cho những doanh nghiệp nào?

Đối với nhà quản lý, đây là hệ thống phân tích hoạt động chính xác và toàn diện nhất do thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn trong doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp, nếu không sử dụng BI, doanh nghiệp sẽ không có được kết quả ngay, thậm chí có thể tốn kém một khoản chi phí cho việc khảo sát, nghiên cứu, tìm tòi mới có được kết quả. Với BI, doanh nghiệp dễ dàng có ngay thông tin phân tích quản lý, để trả lời các câu hỏi như:

Do đó BI có tính ứng dụng rất cao khi nguồn dữ liệu của doanh nghiệp sẽ lớn dần theo thời gian hoạt động. Hệ thống báo cáo quản trị thông minh cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán (forecast) tương lai. 

BI la gi shopee

3. Vai trò của BI trong doanh nghiệp

Lợi ích của BI là hỗ trợ cho doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn. BI hỗ trợ tối đa cho nhà quản trị trong quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, BI cũng giúp thay đổi kỹ năng điều hành từ kinh nghiệm chủ quan bằng cách điều hành dựa trên số liệu và thông tin chính xác thu được từ dữ liệu.

Như vậy, với việc tổng hợp số liệu nhanh chóng, việc tạo báo cáo một cách trực quan, hệ thống báo cáo quản trị thông minh BI có khả năng đem đến cho nhà quản trị những thông tin, báo cáo gần như ngay lập tức và vô cũng dễ hiểu so với việc phải tốn rất nhiều thời gian như trước đây. Hơn nữa, nhà quản lý cũng có thể dễ dàng quản lý nhiều mảng nghiệp vụ cùng lúc trong một bảng báo cáo. Việc này sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng quản trị của lãnh đạo trong doanh nghiệp.

4. BI khác BA như thế nào?

Business Analytics và Business Intelligence

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst – BA) là một phụ tá đắc lực của lãnh đạo và các trưởng bộ phận. BA là người có đầy đủ kiến thức và thành thục kỹ năng, họ sẽ nghiên cứu, phân tích các vấn đề của doanh nghiệp để tìm ra các cơ hội hoặc thách thức cho toàn hệ thống, từng mảng hoặc từng khâu trong doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt các cơ hội hoặc giải quyết các thách thức một cách nhanh chóng.

Business Intelligence (BI) chỉ những công nghệ, quy trình, và kỹ năng cần thiết để thu thập, phân tích, và biến dữ liệu thô thành những thông tin hữu ích.

Một số chuyên gia và nhà cung cấp phần mềm BI có thể giải thích rằng các phần mềm phân tích kinh doanh / phân tích dữ liệu sử dụng những công nghệ mới hơn, mang tính chủ động và hướng đến tương lai. Ngược lại, phần mềm business intelligence truyền thống chỉ phản ánh những thông tin đã xảy ra trong quá khứ và mang tính thụ động hơn.

Song cách giải thích như vậy mang tính marketing hơn là cho thấy sự khác biệt thật sự. Các giải pháp BI hiện đại cũng được trang bị các mô hình phân tích dự đoán (predictive modelling) và phân tích đề xuất (prescriptive modelling), và có năng lực vượt xa khả năng phản ánh hiệu quả quá khứ thuần túy.

BI la gi shopee

Business Analytics và Business Intelligence khác nhau như thế nào?

Hơn nữa, thuật ngữ “phân tích dữ liệu” cũng có thể chỉ 1 trong 3 chức năng chính của một giải pháp BI. Hai chức năng chính còn lại là kho dữ liệu (data warehouse) và báo cáo/bảng thông tin (dashboard).

Song nhìn chung thì trong đa số các trường hợp thì các thuật ngữ “business intelligence”, “business analytics” và “analytics” có thể được dùng thay thế lẫn nhau.

5. Các thuật ngữ thường dùng trong BI

a. Data Cube (Khối dữ liệu)

Một khối dữ liệu là dữ liệu được thể hiện dưới dạng đa chiều. Số chiều của một “khối” có thể nhiều hơn 3. Ví dụ, một khối dữ liệu bán hàng có thể có các chiều sau: Thời gian, Địa điểm, và Mặt hàng.

Một giải pháp business intelligence có thể sử dụng nhiều khối dữ liệu, mỗi khối có thể thuộc quyền của một cá nhân hay phòng ban cụ thể.

b. Dashboard (Bảng thông tin)

Một bảng thông tin (dashboard) là một tập hợp các biểu đồ, đồ thị và các hình thức hiển thị thông tin khác cho phép người dùng theo dõi tình hình hoạt động doanh nghiệp. Nó thúc đẩy quá trình ra quyết định thông qua việc thể hiện kịp thời các KPI và chỉ số khác, thường là chỉ trên một màn hình duy nhất.

Một giải pháp BI hiện đại phải có thể cho phép tùy biến bảng thông tin tùy theo vai trò của từng người dùng.

6. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần thiết phải thiết lập hệ thống BI?

Khai thác dữ liệu khách hàng là điều cực kỳ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhỏ hay các startup, với lượng data khách hàng không quá lớn (<1,000,000 data) thì có thể sử dụng những công cụ như Excel, các tool CRM để khai thác dữ liệu khách hàng. Các publisher có thể sử dụng các công cụ này để khai thác tối ưu dữ liệu khách hàng của mình, tăng doanh số cho các chiến dịch chạy Tiếp thị liên kết.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể thuê ngoài các công ty dịch vụ nghiên cứu dữ liệu khách hàng để thực hiện các nghiên cứu và khai thác dữ liệu khách hàng. Sở dĩ như vậy, bởi vì, để xây dựng một team BI trong doanh nghiệp (ít nhất 02 người), số tiền doanh nghiệp chi ra là không nhỏ, vì nhân sự chất lượng của mảng BI này rất khan hiếm trên thị trường, với mức lương cũng rất cao.

Trên đây là những điều cần biết về BI.  Các bạn đã tìm được câu trả lời “BI là gì” sau khi đọc bài viết này rồi đúng không?

Data là vàng trong thời kỳ công nghệ số hiện nay, và BI là công cụ đãi cát tìm vàng vô cùng quý giá.

Video giải thích chi tiết BI là gì, mọi người có thể xem qua:

Bài viết nằm trong series Mẹo làm tiếp thị liên kết cùng với Shopee.

Ngoài ra, để kiếm tiền online với Shopee, bạn có thể đăng ký chương trình Tiếp thị liên kết của Shopee tại đây: https://event.shopee.vn/affiliate/register/#/  

Bạn cũng có thể tìm hiểu Trải nghiệm tham gia chương trình Tiếp thị liên kết Shopee của publisher ở đây.